Tìm hiểu về chất liệu vải nhung hiện nay

Tìm hiểu về chất liệu vải nhung hiện nay? Chẳng biết từ khi nào, mỗi khi nhắc đến nhung người ta sẽ đều nghĩ ngay đến thứ gì đó xa xỉ. Chăn nhung từ rất lâu rồi đã là biểu tượng của sự sang trọng và ấm áp. Với vẻ đẹp và cảm giác mềm mại – Chăn nhung điểm nhấn tinh tế cho không gian phòng ngủ. Vải nhung gắn liền với sự tinh tế, đậm chất cổ điển và là biểu tượng của quyền lực. Hãy cùng khám phá sâu hơn về nhung cùng Levu nhé

1. Vải nhung là gì?

Nhung là một loại vải dệt thoi, trong đó các sợi cắt được phân phối đồng đều trong một đống dày đặc ngắn. Do đó nó mang lại cảm giác mềm mại và mịn màng. Đây là chất liệu vải khá mịn, mượt và xốp với khả năng giữ ấm khá tốt. Chúng có màu sắc ưa nhìn hơn rất nhiều so với vải len.

2. Nguồn gốc của vải nhung

Loại vải nhung nỉ được xuất hiện từ thập niên 60 – 70 và bùng nổ một cách rầm rộ từ thập niên 90. Đặc biệt từ những năm 2010 – 2011 loại vải này dần được chú ý trong việc khai thác trong những tác phẩm thời trang hấp dẫn. Và cả những món đồ thời trang thông dụng được các quý cô ưa chuộng.

Chẳng biết từ khi nào, mỗi khi nhắc đến nhung người ta sẽ đều nghĩ ngay đến thứ gì đó xa xỉ.

3. Tính chất của vải nhung

Tính Chất Vật Lý:

Vải nhung có các tính chất vật lý đặc trưng sau:

  1. Cấu Trúc Vải: Vải nhung thường có cấu trúc phức tạp và mảnh mai, tạo ra cảm giác mềm mại và thoải mái khi tiếp xúc.
  2. Mặt Trái và Mặt Phải: Vải nhung thường có hai mặt, trong đó mặt trái thường trơn và mặt phải mềm mịn. Tạo ra sự đa dạng trong cảm giác và vẻ ngoài của sản phẩm.
  3. Độ Đàn Hồi: Vải nhung thường có độ đàn hồi tương đối tốt, cho phép nó co giãn một cách linh hoạt. Nhưng vẫn giữ được hình dạng ban đầu. Điều này làm cho việc sử dụng và bảo quản sản phẩm trở nên thuận tiện.
  4. Bắt Sáng Tốt: Vải nhung có khả năng bắt sáng tốt, tạo ra hiệu ứng ánh sáng đẹp mắt và sang trọng. Đặc biệt khi ánh sáng chiếu lên mặt phải mềm mịn của nó.
  5. Màu Sắc: Màu sắc của vải nhung thường mang tính hoài cổ và lãng mạn. Thích hợp cho các trang trí nội thất và trang phục có phong cách cổ điển.

Tính Chất Hóa Học:

  1. Phản Ứng Đốt: Tùy thuộc vào loại nhung, khi đốt, vải nhung có thể tạo ra các phản ứng hóa học khác nhau, từ việc hình thành các cái vảy cháy đặc trưng đến các mùi khó chịu. Điều này phụ thuộc vào thành phần cụ thể của vải nhung và quy trình sản xuất của nó.

Với những tính chất vật lý và hóa học đặc trưng này, vải nhung không chỉ là vật liệu sang trọng. Mà còn mang lại sự đa dạng và lựa chọn cho nhiều ứng dụng trong trang trí nội thất và thời trang.

Vải nhung không chỉ là vật liệu sang trọng mà còn mang lại sự đa dạng và lựa chọn cho nhiều ứng dụng trong trang trí nội thất và thời trang.

4. Ưu và nhược điểm của vải nhung

Ưu điểm
  • Vải có độ rủ tốt, mềm mại, mịn màng và sáng bóng
  • Tính bắt sáng rất cao, rất phù hợp để may các loại váy dạ hội
  • Trang phục được may từ nhung luôn toát lên vẻ tinh tế, sang trọng lại rất thoải mái và tôn màu da

Nhược điểm

  • Vải sẽ khá nặng nề và công kềnh khi thiết kế các trang phục đầm dạ hội hay váy chông chúa
  • Tốn công sức khi bảo quản vì các chất bẩn rất khó tẩy rửa
  • Do đặc tính hoài cổ nên nếu không khéo éo chúng rất dễ khiến người mặc bị già
  • Do bề mặt nhung là lớp lông ngắn dày đặc nên khi cắt may sẽ để lại rất nhiều vụn vải nhỏ li ti: Như bụi phân tán khắp nơi. Cần được dọn dẹp kỹ sau khi xử lý vải.

5. Có các loại vải nhung nào?

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại vải nhung khác nhau. Mỗi loại sợi thành phần sẽ mang đến những tính chất khác biệt để phù hợp sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau:

  • Nhung lụa: Có bề mặt lung linh, óng ánh, mềm mại và linh hoạt hơn
  • Nhung cotton: Sợi mềm, mịn nhưng nếp vải không so được với nhung lụa
  • Nhung tơ nhân tạo (Viscose/Rayon): tương đối giống với nhung lụa về nếp vải. Song, thường được trộn với sợi tơ tằm hoặc sợi tổng hợp để tăng độ mềm và bóng
  • Nhung len: nặng, mềm, sợi vải được may xít, kết lại và thường rất dày
  • Nhung lanh: mềm, lì, lông tơ mau trên nền lanh hoặc cotton, thường không mịn mà nhìn cứng và gồ ghề
  • Nhung co giãn: các loại nhung nói trên khi trộn với các chất hóa học như elastan, spandex hay lycra.

6. Ứng dụng của vải nhung trong đời sống

Nhung rất được ưa chuộng vào thời điểm thu đông. Chúng là một trong những loại vải có tính ứng dụng cao trong sản xuất may mặc, túi xách, giày, boot,… Với đặc điểm vải mềm mịn, có độ bao phủ cao nên vải nhung được thiết kế may váy, đầm dạ hội.

Ngoài ra, nó cũng được dùng để sản xuất các loại phụ kiện thời trang như giày nhung, túi xách. Việc sử dụng chất liệu nhung, giúp cho phụ kiện trông được bắt mắt, sang trọng hơn.

Cuối cùng, sự hoài cổ của nhung được rất nhiều người ưa chuộng để may các loại đồ nội thất trong nhà. VD như chăn ga gối nệm, vải bọc sofa…

Kết luận

Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp bạn có thêm những kiến thức hữu ích về nhung. Để có thể lựa chọn, phân biệt cũng như bảo quản chất liệu vải nhung một cách chính xác nhất. Nếu bạn cần tư vấn chuyên sâu hơn v ui lòng liên hệ với chúng tôi nhé!

Xem thêm: Quà tặng năm mới cho người phụ nữ thân yêu

Xem thêm: Những Mẹo Tiết Kiệm Khi Mua Chăn Ga Lụa Tơ Tằm Chất Lượng

CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI LEVU

LEVU – YOU DESERVE IT ALL | ĐẲNG CẤP NGƯỜI SỞ HỮU

Lê Vụ

Leave your thought here

Your email address will not be published.